Đất nước ta trong lịch sử đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau: Văn Lang (Thời Hùng Vương), Âu Lạc (thời An Dương Vương), Vạn Xuân (thời Lý Bí, năm 544), Đại Cồ Việt (thời Đinh Tiên Hoàng), Đại Việt (thời Lý, năm 1054). Năm 1054 cũng là năm lần đầu tiên thiên văn học ghi nhận được sự bùng nổ của sao siêu mới (supernovae). Quốc hiệu đại việt được giữ qua các triều Trần, Lê. Thời Hồ (1400-1407) có quốc hiệu Đại Ngu (Sự yên vui lớn), rồi lại trở về với tên gọi: Đại Việt.
Bắt đầu từ nhà Nguyễn, nước ta mang quốc hiệu Việt Nam (1804).
Nhưng như thế có phải hai chữ Việt Nam là do nhà Nguyễn đặt ra không? Rất kỳ lạ và lý thú là không phải!
Thoạt đầu nhà Nguyễn định đặt tên nước là Nam Việt, và sau đó, đến thời Minh Mạng, từ 1820 đổi quốc hiệu là Đại Nam với bộ sử triều Nguyễn mang tên ”Đại Nam thực lục chính biên”. Nhưng chính Minh Mạng cũng phải thừa nhận rằng từ trước thời Nguyễn Ánh (Gia Long), trong nhân dân đã có câu ca gọi tên đất nước ta là Việt Nam. Điều này có ghi trong chính sử nhà Nguyễn (Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị ký, tập XVIII).
Cách đây hơn 500 năm, Nguyễn Trãi trong Dư địa chí đã nói tới hai từ Việt Nam. Tiếp đó Lê Quý Đôn trong Vân đài loại ngữ đã dùng hai chữ Việt Nam khi nói về tục ngữ nước ta (điều 19, chương VI, Âm tự). Ông cũng ghi rằng sách ”Nhất Thống Chí” của nhà Minh cũng đã có lúc dùng hai chữ việt nam khi nói về cây cỏ đất nước ta. Đặc biệt là trong ”Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí”, Phan Huy Chú đã ghi là cuối thời Trần (thế kỷ XVI), tác giả Hồ Tông Thốc có biên soạn một cuốn sử có tên ”Việt Nam Thế Chí”.
Như vậy, hai chữ Việt Nam đã có từ lâu.
Đặc biệt nữa là trong tập Trình tiên sinh quốc ngữ (Nguyễn Bỉnh Khiêm), trang mở đầu đã có câu:
”Việt Nam khởi tố xây nền”
Nếu đó thực là của Nguyễn Bỉnh Khiêm (bản Hán nôm AB 444, TVKHXH) thì hai chữ Việt Nam cũng đã được dùng để chỉ tên nước ta từ 5 thế kỷ trước đây…
Năm 1802, nhà Nguyễn hai lần cử sứ sang Trung Quốc đề nghị chấp nhận quốc hiệu nước ta là Nam Việt. Nhưng nhà Thanh không muốn chiều ý ngay Nguyễn Ánh. Hai bên tranh biện mãi, cuối cùng đi đến thống nhất là dùng hai chữ Việt Nam (1804).
Như vậy tên đất nước ta đã được đặt ngoài ý muốn của các vương triều phong kiến.
Có thể nói nhân dân ta đã tự đặt ra hai chữ Việt Nam mà lịch sử đã lựa chọn để dành cho tên gọi Tổ quốc ta hiện naỵ.
|
nước ta trãi qua bao giai đoạn đổi tên
nhu ceec
Bài viết rất hay, xin cảm ơn!
Bây giờ mình mới biết thông tin này, hay thật.
Xin loi tat ca vi da co y kien.
Theo mot so y kien cho rang ly do co ten viet Nam la: nuoc ta thuoc phia Nam cua Trung Quoc ma 4000 nam do ho.
Viet: nguoi king
Nam: phia nam
Vay suy ra la : nhung nguoi kinh thuoc phia Nam cua Trung Quoc goi la Viet Nam
Y kien nay toi lay duoc tu mot nguoi ban. Neu sai vui long bo qua, ma neu co y kien hay pm minh nha
Tôi lại có y khác.
Hai chữ việt nam là do Nguyễn ánh đặt ra.trước nước ta có tên là đại cồ việt nguyễn anh thua trận dút quân xuống phía nam va đổi tên nước la việt nam.
Ko phải thì các bạn đừng trách nhe
Theo mình tra cứu. Gia Long sau khi thống nhất đất nước đã sai sứ sang TQ (lúc đó là Thanh Triều) xin đặt tên Nước là Nam Việt. Nhà Thanh viện cớ là bên TQ cũng đã có một tĩnh là Nam Viet nên đã sửa lại là Việt Nam
thoi su
Nước ta có tên gọi Việt Nam từ bao giờ ? | BUSINESS EDGE